Ameedic - Quản lý phòng khám, chăm sóc bệnh nhân hiệu quả

Chăm sóc tuyệt đối - Vượt trội doanh thu

Giải pháp quản lý, theo dõi bệnh nhân, marketing toàn diện từ A-Z cho phòng khám vừa và nhỏ

Xem ngay
hero

HUYẾT ÁP THẤP

Nhiều người cho rằng huyết áp thấp không nguy hiểm như tăng huyết áp nên dễ bỏ qua tình trạng này. Điều này thực sự nguy hiểm nhất là ngày càng có nhiều người mắc chứng huyết áp thấp. Vậy huyết áp thấp khi nào nguy hiểm và làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này?

Thế nào là huyết áp thấp?

So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg. Có hai loại huyết áp thấp là huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.

Huyết áp thấp tiên phát: Là những trường hợp có thể trạng đặc biệt từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng ở bộ phận nào trong cơ thể, chỉ khi gắng sức thì thấy chóng mệt.

Huyết áp thấp thứ phát: Là huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp. Thường gặp ở người suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, thiếu máu kéo dài, bệnh nội tiết suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính.

Nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp như rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp gây thiếu hụt hormon tuyến giáp hoặc do giảm glucoza máu, thiếu hụt hemoglobin gây nên hiện tượng huyết áp thấp. Tình trạng này còn gặp ở những người bị bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường, làm việc quá sức, người gầy yếu và có thể do stress. Một số người cao tuổi bị chứng huyết áp thấp do chế độ ăn uống thất thường. Ăn với số lượng ít hoặc các bữa ăn cách xa nhau quá, thậm chí bỏ bữa hoặc ngại uống nước, ngại ăn canh, rau, quả… làm cho chất lượng máu bị giảm, gây hạ huyết áp.

 

Cảnh giác khi nhịp tim nhanh

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp cũng có thể là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như tiêu chảy nhiều, ói mửa nhiều, say rượu… Nhưng có một số người hay bị hạ huyết áp tư thế, tức là bị hoa mắt chóng mặt khi đang nằm mà ngồi dậy, hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Tình trạng này hay xảy ra vào buổi sáng sớm và không có nguyên nhân nào rõ rệt. Ngoài ra, những người ít vận động hoặc lười vận động do bệnh tật, do thói quen hoặc do đặc thù của nghề nghiệp phải ngồi lâu một chỗ… cũng là những nguyên nhân gây huyết áp thấp.

Ai dễ bị huyết áp thấp?

Thông thường người bị thiếu chất dinh dưỡng cũng dễ bị huyết áp thấp do tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, gây ra huyết áp thấp.

Một số bệnh nhân có bệnh tim dễ có huyết áp thấp bao gồm nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, đau tim và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đủ. Nếu nhịp tim dưới 60 nhịp/phút sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một lý do dẫn tới huyết áp thấp.

Những người có tuyến giáp kém hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả hai hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, người bệnh đái tháo đường có thể gây ra huyết áp thấp.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc các trường hợp đặc biệt như người bị mất nước, người bị mất máu, người bị dị ứng trầm trọng (hay còn gọi là sốc phản vệ), dùng một số thuốc chữa bệnh... cũng dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.

Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào?

Thực tế, bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm. Trong khi đa số người bệnh lo lắng và phòng ngừa tăng huyết áp và những biến chứng nguy hiểm thì ở chiều ngược lại, huyết áp thấp cũng gây nhiều tác hại cho cơ thể nhưng không nhiều người quan tâm.

Nếu so sánh với bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém. Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp. Theo các nhà nghiên cứu, huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần.

Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao... Nếu huyết áp thấp kéo dài còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

 

Choáng là một trong những biểu hiện của huyết áp thấp.

Làm gì để phòng bệnh huyết áp thấp?

Ở người khỏe mạnh bị huyết áp thấp mà chỉ có triệu chứng chóng mặt thoảng qua khi đứng lên ngồi xuống thì không cần phải điều trị. Các trường hợp nặng, cần điều trị nguyên nhân gây huyết áp thấp. Đối với người huyết áp xuống quá thấp gây ra sốc thì cần được điều trị cấp cứu tại bệnh viện.

Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.

Có thể ngăn được tình trạng huyết áp thấp mạn tính bằng một số biện pháp thay đổi lối sống như sau: Ngủ đủ giấc: 7-8 giờ/ngày. Thức dậy đúng cách: Khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày, xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu người huyết áp thấp ngồi dậy đột ngột, có thể người bệnh sẽ bị ngất đi. Chính vì vậy, khi thức dậy người bệnh cần nằm thêm một lúc, vận động các khớp xương chân tay, sau đó ngồi dậy từ từ, ngồi một lúc rồi mới ra khỏi giường. Khi đứng dậy nên vịn vào ghế một lúc rồi mới di chuyển.

Tăng cường tập luyện thể dục: Các môn thể dục rất có lợi cho người bị huyết áp thấp như đi bộ, bơi, các trò chơi thể thao. Tuy nhiên bệnh nhân không nên chọn các môn thể thao vận động quá mạnh. Duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh. Một số đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như cà phê, nước chè đặc, nước nho. Với phụ nữ, đa số huyết áp thấp là do tình trạng thiếu máu, chị em có thể tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo. Tránh stress, cân bằng về tâm lý. Với một số người bị huyết áp thấp vô căn có thể tập dưỡng sinh, yoga đúng cách rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn. Quản lý tốt những bệnh mạn tính mà mình đã mắc phải như đái tháo đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính… Những người trên 40 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần trong năm để điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể có thể dẫn đến huyết áp thấp bất ngờ.

(Theo Báo Sức khỏe & đời sống - ThS. BS. Lê Tuấn Anh)