Ameedic - Quản lý phòng khám, chăm sóc bệnh nhân hiệu quả

Chăm sóc tuyệt đối - Vượt trội doanh thu

Giải pháp quản lý, theo dõi bệnh nhân, marketing toàn diện từ A-Z cho phòng khám vừa và nhỏ

Xem ngay
hero

Cảnh báo đau nhức xương khớp ở người trẻ!

Đau nhức xương khớp ở người trẻ là gì?

Đau nhức xương khớp ở người trẻ tình trạng xương khớp bị viêm, sưng, đau nhức xảy ra ở những người dưới mức tuổi trung niên (dưới 32 tuổi). Biểu hiện của bệnh là tình trạng tê bì, nhức mỏi hay đau nhức nghiêm trọng tại các khớp, xương hay cơ tại chỗ trong cơ thể.

Có tất cả 206 xương trong cơ thể của mỗi con người, bên cạnh đó còn có nhiều khớp khác nhau. Tuy nhiên khớp cổ, khớp thái dương hàm, khớp háng, khớp vai, khớp gối, khớp cổ tay là những khớp dễ bị tổn thương và thường xuyên bị đau nhức. Đau nhức xảy ra phổ biến ở các xương gồm xương vai, xương ở đầu, cổ, thắt lưng, cổ chân, cổ tay…

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà vị trí đau và cách chữa bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì thế để lựa chọn và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cần xác định chính xác biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh.

Nhận biết đau nhức xương khớp ở người trẻ

Người bệnh có thể mắc phải một số triệu chứng dưới đây khi bị đau nhức xương khớp:

  • Vùng da quanh khớp có dấu hiệu đỏ, khớp sưng to
  • Xuất hiện cơn đau ở một hoặc nhiều khớp
  • Khi sờ vào vùng da có khớp bị tổn thương sẽ nhận thấy vùng da này ấm hơn so với các vùng da xung quanh
  • Một số có thể phát ra âm thanh khi vận động hoặc di chuyển
  • Đau nhức nhiều khi vận động
  • Lưng dưới và vai gáy bị tê mỏi.

Đau nhức xương khớp ở người trẻ xuất hiện do đâu?

Đau nhức xương khớp ở người trẻ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý, chấn thương,  thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt không phù hợp.

1. Lười vận động

Lười vận động là một thói quen xấu nhưng xảy ra phổ biến ở người trẻ, nhất là những người làm công việc văn phòng. Hiện nay đa số các hoạt động sinh hoạt thường ngày đều có sự tham gia và hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Chính vì thế người trẻ thường có xu hướng ít vận động và lệ thuộc hơn so với bình thường.

Lười vận động không chỉ khiến cân nặng của cơ thể tăng cao mà còn làm mất độ dẻo dai và linh hoạt của xương khớp, đồng thời dễ gây đau nhức. Trong trường hợp bệnh nhân tiếp tục duy trì thói quen này, khớp xương có thể nhanh chóng bị thoái hóa và bị hư hại vĩnh viễn.

Lười vận động
Đau nhức xương khớp ở người trẻ xuất hiện do thói quen lười vận động

2.Thừa cân – béo phì

Theo kết quả thống kê, số lượng người thừa cân béo phì đang ngày càng tăng lên rõ rệt. Điều này xuất hiện là do người trẻ có thói quen lười vận động, thường xuyên thêm thức ăn nhanh và nước ngọt có gas vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Việc cân nặng tăng lên quá mức sẽ khiến huyết áp, hệ tim mạch bị ảnh hưởng. Đồng thời tác động và làm tăng áp lực lên các khớp xương. Trong đó đốt sống thắt lưng và khớp gối là những khớp chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ tình trạng này.

3. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Cơ, dây chằng, sụn và xương đều rất cần bổ sung dinh dưỡng để phục hồi tổn thương và kích thích quá trình sản sinh những tế bào mới. Chính vì thế nếu bạn không dung nạp đủ canxi, vitamin D, chất béo omega-3, kali và nhiều khoáng chất khác cho hệ xương khớp, cơ quan này sẽ nhanh chóng suy yếu, đồng thời dễ phát sinh cơn đau.

Kết quả thống kê cho thấy những người trẻ tuổi thường duy trì thói quen ăn uống bừa bãi, thường xuyên lựa chọn hoặc ưu tiên các bữa ăn tiện lợi. Cụ thể như sử dụng đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh…

Tuy nhiên các bữa ăn tiện lợi đều chứa hàm lượng muối lớn, nhiều chất béo, dầu mỡ, chất bảo quản, nhiều đường nhưng có giá trị dinh dưỡng thấp. Trong trường hợp duy trì thói quen ăn uống này dài ngày, hệ cơ xương khớp của bạn sẽ có xu hướng suy yếu và thường xuyên phát sinh cảm giác đau nhức nghiêm trọng.

Ngoài ra cân nặng có thể tăng cao từ việc duy trì chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Từ đó hình thành bệnh tiểu đường, huyết áp cao, các bệnh lý và vấn đề về tim mạch xuất hiện…

4. Lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá

Lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nguy cơ đau nhức xương khớp ở người trẻ tăng lên đáng kể. Ngoài việc tác động, làm ảnh hưởng đến phổi và gan, nicotine và nhiều chất độc khác có trong khói thuốc lá có thể cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng thưa xương và đau nhức xương khớp.

Ngoài ra, hàm lượng nicotine trong khói thuốc lá và cồn trong rượu bia có thể kích thích và thúc đẩy quá trình sản sinh gốc tự do. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng. Đồng thời phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Điển hình như bệnh rối loạn miễn dịch, bệnh thoái hóa khớp, bệnh cao huyết áp, bệnh Alzheimer…

Lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá
Lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp

5. Tư thế sai lệch

Đứng, ngồi, di chuyển hoặc vận động là những tư thế có khả năng tác động và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ, sụn, dây chằng và các khớp xương. Đặc biệt là cột sống, khớp háng và khớp gối.

Tuy nhiên nếu duy trì thói quen sinh hoạt xấu, áp lực tác động vào cơ, sụn, dây chằng và các khớp xương có xu hướng tăng lên đáng kể. Điều này không chỉ khiến các khớp xương bị ảnh hưởng, tổn thương nghiêm trọng mà còn kích thích cơ, dây chằng và những mô mềm bao xung quanh.

Việc áp dụng và duy trì tư thế sai lệch trong một thời gian dài có thể khiến tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ xuất hiện. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối, đau dây thần kinh tọa và vẹo cột sống.

6. Chấn thương

Việc tập luyện thể thao hoặc làm việc quá sức, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động sẽ khiến các khớp xương bị chấn thương. Từ đó gây ra tình trạng viêm, sưng và đau nhức nghiêm trọng.

Tình trạng đau nhức xương khớp do chấn thương cần phải được xử lý ngay. Bởi nếu không kịp thời điều trị người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng khác. Cụ thể: Bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm…

7. Bệnh gout

Bệnh gout được xác định là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ xuất hiện. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa đạm. Đối với trường hợp này cơn đau thường xảy ra dai dẳng, nghiêm trọng và không thể kiểm soát. Ngoài tình trạng đau nhức xương khớp, các khớp còn có dấu hiệu viêm và sưng đỏ.

Những người bị đau nhức xương khớp do bệnh gout cần nhanh chóng đến chuyên khoa xương khớp để tiến hành kiểm tra và điều trị. Bởi bệnh gout ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày mà còn làm giảm khả năng vận động, tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận do lắng đọng muối urat trong thận. Đồng thời làm tăng huyết áp, suy thận, biến dạng khớp và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

8. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ. Những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, một cử động mạnh hoặc do chấn thương trong hoạt động sinh hoạt thường ngày khiến đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu.

Tình trạng này khiến lượng nhân trong đĩa đệm thoát ra chèn lên tủy sống và dây thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Đau nhức xương khớp ở người trẻ do bệnh thoát vị đĩa đệm

9. Thoái hóa khớp sớm ở người trẻ

Bệnh thoái hóa khớp thường không phổ biến ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên nguy cơ thoái hóa có thể tăng lên các khớp xương (đặc biệt là khớp gối và cột sống thắt lưng) chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể, thường xuyên mang vác vật nặng hoặc do chấn thương.

Ngoài ra nguyên nhân khiến người trẻ bị thoái hóa khớp sớm dẫn đến đau nhức xương còn do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn (chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, kali, vitamin D, vitamin B1…), bao hoạt dịch suy yếu và làm việc kém hiệu quả, yếu tố cơ địa.

Đối với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ nhận thấy tại vị trí này xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Cơn đau phát sinh ở đầu gối, sau đó lan rộng xuống cổ chân, bàn chân và các ngón chân
  • Có tiếng lục cục khi khớp gối hoạt động
  • Cứng khớp, bệnh nhân khó cử động vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Các biện pháp chẩn đoán đau nhức xương khớp ở người trẻ

Để chẩn đoán nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ xuất hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng ở khớp bị đau và những tổn thương thực thể. Đồng thời hỏi bệnh nhân về tiền sử mắc bệnh hoặc chấn thương nếu có.

Trong trường hợp có nghi ngờ nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ là do bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số kỹ thuật giúp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể như: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu…

Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở người trẻ

Tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ chủ yếu khởi phát do lối sống thiếu lành mạnh và thói quen sinh hoạt không phù hợp. Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi một số thói quen xấu để kiểm soát cơn đau.

1. Biện pháp chườm ấm / chườm lạnh giúp giảm đau nhức xương khớp

Chườm lạnh và chườm ấm là phương pháp giảm đau an toàn được sử dụng phổ biến. Đối với chườm lạnh, biện pháp này phù hợp với những người có khớp bị đau nhức kèm theo biểu hiện nóng rát, sưng đỏ. Nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm lạnh có khả năng làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu về khớp. Từ đó làm giảm tình trạng đau và viêm nhanh chóng.

Đối với chườm ấm, biện pháp này phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp kèm theo biểu hiện mỏi và tê bì ở các khớp. Ngược lại với chườm lạnh, nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm ấm có khả năng làm giãn không gian trong ổ khớp. Đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu về các khớp. Từ đó cải thiện tình trạng nhức mỏi và tê bì.

Trong trường hợp bị đau nhức toàn thân, người bệnh nên tắm hoặc ngâm mình cùng với nước ấm. Điều này sẽ giúp các mạch máu ngoại vi và các khớp thư giãn. Sau khi tắm xong, cảm giác khó chịu và đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.

Biện pháp chườm ấm / chườm lạnh giúp giảm đau nhức xương khớp
Biện pháp chườm ấm / chườm lạnh giúp giảm đau nhức xương khớp

2. Dùng thuốc khi cần thiết

Thông thường để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng một số loại thuốc giảm đau và kháng viêm không kê đơn.

Một số loại thuốc giảm đau và chống viêm được sử dụng phổ biến gồm:

  • Paracetamol: Paracetamol là một loại thuốc giảm đau toàn thân. Loại thuốc này có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho những người có tiền sử hoặc đang mắc các vấn đề về gan, thận.
  • Miếng dán Salonpas: Miếng dán Salonpas thuộc nhóm thuốc chống viêm và giảm đau được sử dụng trực tiếp lên những khu vực đang có dấu hiệu đau nhức. Hoạt chất Methyl salicylate và L-Menthol là thành phần chính của thuốc. Cả hai hoạt chất này đều có khả năng giảm đau và gây tê tại chỗ. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng miếng dán Salonpas những vùng da không bị xây xát và không có vét thương hở.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đối với những trường hợp viêm sưng, đau kéo dài, người bệnh không có đáp ứng tốt với thuốc giảm đau Paracetamol, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm viêm và kiểm soát cơn đau. Mặc dù NSAID có khả năng chống viêm và giảm đau hiệu quả nhưng việc sử dụng thuốc dài ngày hoặc dùng với liều cao có thể khiến thận và tim bị tổn thương và gây loét dạ dày.

Người bệnh có thể dễ dàng tìm thấy những loại thuốc giảm đau nhức xương khớp ở các quầy thuốc tư nhân. Tuy nhiên việc tự ý mua và sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, bạn chỉ nên đưa thuốc vào quá trình điều trị khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng biện pháp chườm lạnh /chườm ấm và dành thời gian nghỉ ngơi.

3. Thường xuyên tập luyện thể dục

Sử dựng thuốc giảm đau, chườm nóng / chườm lạnh đều là những phương pháp có tác dụng tạm thời. Chính vì thế bên cạnh việc sử dụng những phương pháp này, người bệnh cần tăng cường vận động, thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe xương khớp. Đồng thời nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường cơ bắp.

Ngoài việc thường xuyên luyện tập và tăng cường vận động kiểm soát cân nặng hiệu quả, phòng ngừa tình trạng thừa cân béo phì. Ngoài ra nếu thường xuyên hoạt động thể chất, quá trình hấp thu canxi của cơ thể và quá trình tái tạo các mô xương sẽ được thúc đẩy.

Thường xuyên tập luyện thể dục
Thường xuyên tập luyện thể dục giúp kiểm soát cơn đau

4. Thay đổi những thói quen thiếu lành mạnh

Nếu tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ phát sinh từ lối sống thiếu lành mạnh, người bệnh cần loại bỏ ngay những thói quen xấu và duy trì các thói quen lành mạnh để kiểm soát triệu chứng đau nhức, dự phòng các bệnh lý mãn tính và nâng cao sức khỏe.

Thay đổi những thói quen dưới đây để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ:

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá và không lạm dụng rượu bia. Bởi đây đều là những thói quen có khả năng tác động và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp, cơ quan hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, đảm bảo bữa ăn có đầy đủ chất xơ, năng lượng, nước, đạm, vitamin và tinh bột. Hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo…
  • Ưu tiên sử dụng những nhóm thực phẩm tốt cho hệ thống xương khớp. Bao gồm thực phẩm giàu canxi, vitamin C, omega-3, đạm, khoáng chất… Ngoài ra người bệnh nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Người bệnh cần dành từ 1 – 2 giờ/ngày để thư giãn và nghỉ ngơi, chỉ nên dành từ 7 – 9 giờ/ngày để làm việc. Bên cạnh đó bạn nên ngủ trước 23 giờ. Đồng thời đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 6 – 8 giờ đồng hồ.

5. Điều chỉnh các tư thế xấu

Tư thế xấu là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nguy cơ mắc chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ tăng cao. Ngoài ra việc duy trì thói quen này còn khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh chóng, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…

Chính vì thế để bảo vệ hệ thống xương khớp và cải thiện tình trạng đau nhức, người bệnh cần nhanh chóng điều chỉnh những tư thế sai lệch. Trước tiên người bệnh nên thay đổi tư thế đứng và ngồi để giảm bớt những áp lực lên thắt lưng và cột sống. Sau đó bạn cần chú ý thực hiện đúng tư thế khi mang vác vật cồng kềnh và vật nặng.

Điều chỉnh những tư thế sai lệch
Bảo vệ hệ thống xương khớp và cải thiện tình trạng đau nhức bằng cách điều chỉnh những tư thế sai lệch

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu được liệt kê dưới đây, người trẻ bị đau nhức xương khớp nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

  • Cơn đau xuất hiện tại nhiều khớp và lan rộng sang nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Ngay tại vị trí đau nhức có dấu hiệu sưng, viêm kèm theo cảm giác nóng bỏng.
  • Cơn đau làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, khả năng vận động suy giảm.
  • Bệnh nhân không có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị thông thường, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ

Người trẻ có thể phòng ngừa tình trạng đau nhức xương khớp bằng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh thừa cân béo phì
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao bằng các bài tập đơn giản như bơi lội, yoga, cầu lông, đi bộ, chạy bộ…
  • Tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu, hạn chế mang vác vật cồng kềnh, vật nặng không đúng cách. Đối với những người có công việc buộc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, bạn cần đi lại, vận động nhẹ mỗi 1 – 2 giờ làm việc.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tránh làm việc gắng sức, không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Tránh lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá.
  • Xử lý ngay những trường hợp bị chấn thương xương khớp và những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tình trạng này.
  • Tránh thực hiện các tư thế sai lệch.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vào chế độ ăn uống thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất chống oxy hóa, axit béo omega-3…
  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp hoặc chứa chất bảo quản, nước ngọt có gas…
Hạn chế dùng thức ăn nhanh
Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt có gas…

Đau nhức xương khớp ở người trẻ thường không nghiêm trọng, triệu chứng có thể nhanh chóng thuyên giảm sau khi chườm nóng / lạnh và thay đổi các thói quen xấu. Đối với những trường hợp đau nhức xương khớp xuất hiện kéo dài, tình trạng này có thể khiến quá trình thoái hóa khớp xương diễn ra nhanh chóng và cần được điều trị y tế.

Nguồn bài viết: https://vhea.org.vn/dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-tre-10050.html